Các vật liệu cơ khí phổ biến thông dụng hiện nay

Các vật liệu cơ khí phổ biến thông dụng hiện nay

Vật liệu cơ khí là gì?

Vật liệu cơ khí là chất hoặc hợp chất được sử dụng trong các quy trình sản xuất trong lĩnh vực cơ khí. Hoặc có thể nói vật liệu cơ khí chính là nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm phẩm có tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp, dân dụng.

Có 4 nhóm vật liệu cơ khí chính đó là:

  • Vật liệu từ kim loại
  • Vật liệu vô cơ (ceramic)
  • Vật liệu hữu cơ (polymer)
  • Vật liệu hỗn hợp (composite)

Các vật liệu cơ khí phổ biến

Các vật liệu cơ khí kim loại và hợp kim thông dụng hiện nay nhất đó là sắt, đồng, nhôm, thép, inox và gang.

Sắt

Sắt là loại kim loại chiếm đến 95% khối lượng kim loại trên thế giới, sắt có các đặc tính nổi bật như chịu lực tốt, dẻo dai, giá thành thấp,…


Sắt

Đồng

Đồng có 2 loại được sử dụng phổ biến đó là đồng nguyên chất và hợp kim của đồng như đồng đỏ, đồng đen, đồng thau,… với mỗi loại đồng sẽ có những đặc tính và công dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung đồng có các đặc tính nổi bật đó là khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, mềm dẻo, dễ dát mỏng, uốn cong tạo hình, tạo kiểu,…


Vật liệu cơ khí – đồng

Nhôm

Nhôm có đặc tính là nhẹ, dẻo dai, dễ gia công, tạo hình là loại kim loại phổ biến thứ tư trên thế giới được ứng dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, dân dụng,…

Nhôm

Thép

Thép là hợp kim của hai loại nguyên tố chính là sắt và cacbon và các nguyên tố khác như mangan, phot pho. So với gang thì làm lượng cacbon trong thép lại thấp hơn. Thép được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đặc biệt là các ngành gia công cơ khí, xây dựng, đóng tàu,…

Thép theo tiêu chuẩn GB

Inox – thép không gỉ

Inox là dạng hợp kim của sắt và các thành phần khác trong đó có lượng crom lớn, ít nhất là 10,5% đem đến nhiều ưu điểm, đặc tính mà ở các loại kim loại, hợp kim khác không có được. Inox gồm có 4 nhóm phổ biến với những ưu điểm, đặc tính khác nhau như sau:

Austenitic

Đây là một loại inox thông dụng với các dòng mác thép sus 301, 304l, 304,… Loại này sẽ chứa 16% crom, 0.08% carbon, 7% niken. Loại thép này không có khả năng nhiễm từ hoặc nếu có cũng rất ít. Được ứng dụng để làm đồ gia dụng, tàu thuyền,…

Martensitic

Loại inox này sẽ chứa khoảng 11% đến 13% là crom. Ưu điểm của loại inox này chính là độ cứng cao chịu được sự ăn mòn tương đối.

Ferritic

Đây là loại inox có tính chất giống như thép mềm nhưng nó lại chịu ăn mòn cao hơn là thép mềm. Các loại thép thuộc dòng sus 409, 410,… Loại inox này có chứa từ 12% đến 17% là crom. Với những loại inox có chứa 12% crom sẽ được ứng dụng trong các kiến trúc. Còn với loại inox có chứa 17% crom thì sẽ được sử dụng làm máy giặt, kiến trúc trong nhà, đồ gia dụng,…

Austenitic – ferritic

So với loại inox austenitic thì loại này có ít niken hơn. Loại inox này cũng có độ bền và chịu lực cao nên được sử dụng trong ngành công nghệ hóa dầu, chế tạo tàu biển.


Thép không gỉ

Gang

Gang là hợp kim được tạo từ các nguyên tố chính là sắt với các nguyên tố khác carbon, silic, magie,… trong đó, hàm lượng cacbon chiếm tỉ lệ lớn hơn 2,14%. Ưu điểm của gang đó là có độ loãng chảy cao, độ co ít, tính đúc tốt, lực nén mạnh, có khả năng chịu tải trọng tĩnh và mài mòn ổn định.

Vật liệu cơ khí – Gang

Có 2 loại gang trên thị trường đó là gang trắng và gang graphit, mỗi loại sẽ có những thành phần cấu tạo và một số tính chất khác nhau.

Một số vật liệu cơ khí phi kim loại

Ngoài những vật liệu cơ khí kim loại kể trên còn có các loại vật liệu phi kim loại được ưa chuộng sử dụng đó là:

Chất dẻo

Có đặc tính là khối lượng riêng nhẹ, cách điện và cách âm tốt, độ bền cao,… chính vì vậy chất dẻo đang là vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống. Có một số loại chất dẻo phổ biến đó là PE, PP, PS, PMMA, PVC, keo dán,…


PVC

Trên đây là các thông tin về các loại vật liệu cơ khí phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.

Chia sẻ